Chu kỳ kinh tế là gì? Cách đầu tư hiệu quả theo chu kỳ kinh tế

Bình chọn post

Sự phát triển của một nền kinh tế luôn trải qua nhiều giai đoạn với những biến động không ngừng. Những biến động này tạo thành các chu kỳ. Hiểu rõ chu kỳ kinh tế sẽ giúp bạn nhận định, đánh giá đúng các cơ hội đầu tư để gia tăng lợi nhuận và không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi suy thoái kinh tế. Cùng chovaytien.net khám phá trong bài viết này nhé

1. Chu kỳ kinh tế là gì?

“Chu kỳ kinh tế là gì? Chu kỳ kinh tế (tiếng Anh là Business Cycle) là thuật ngữ để chỉ những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế. Chu kỳ kinh tế gồm các chuỗi sự kiện sự kiện lặp đi lặp lại theo thời gian. Mặc dù sự kiện kinh tế ở các chu kỳ không giống nhau nhưng vẫn sẽ có những điểm đặc trưng tương tự.

Chu kỳ kinh tế được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế, tạo nên sự luân phiên của các giai đoạn: suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.

Nguyên nhân tạo ra chu kỳ kinh tế:

– Theo nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy Sĩ – Sismondi, chu kỳ kinh tế là kết quả tự nhiên từ tác động của các yếu tố thị trường như tiêu dùng thấp, sản xuất dư thừa.

– Theo quan điểm truyền thống: chu kỳ kinh tế là kết quả từ tác động của các yếu tố bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh…

2. 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế

4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế
4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Theo đó sẽ có 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cụ thể như sau:

  1. – Giai đoạn suy thoái (Recession): Ở giai đoạn này, nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu đi xuống như sản lượng hàng hóa giảm, doanh nghiệp cắt giảm chi phí để đảm bảo lợi nhuận, tỷ lệ thất nghiệp tăng… dẫn đến GDP của nền kinh tế giảm.
  2. – Giai đoạn khủng hoảng (Trough): Đây là giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân và doanh nghiệp. Giai đoạn này hoạt động kinh tế giảm sút mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, giá cả hàng hóa cũng tăng cao đột biến. Khi đó nhà nước bắt đầu vào cuộc và có các hoạt động hỗ trợ tài chính như: giảm lãi suất, trợ giá… để giảm đà suy thoái kinh tế chung của thị trường.
  3. – Giai đoạn phục hồi (Recovery): Ở giai đoạn này, nền kinh tế có các dấu hiệu phục hồi trở lại: sản xuất tăng trưởng, doanh thu các doanh nghiệp cũng tăng trở lại… Các chỉ số kinh tế dần được cải thiện, GDP ghi nhận liên tục ở mức dương và tăng trưởng so với  giai đoạn trước đó.
  4. – Giai đoạn hưng thịnh (Peak): Giai đoạn thứ 4 trong 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế là Hưng thịnh. Biểu hiện rõ rệt của giai đoạn này là sự gia tăng sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp thấp, các chỉ tiêu liên quan đến đời sống xã hội được cải thiện, kinh tế tăng trưởng. GDP thực tế của giai đoạn này cao nhưng tăng trưởng chậm hơn giai đoạn phục hồi do lúc này nền kinh tế đã đạt đỉnh. Đây cũng là giai đoạn lạm phát bắt đầu tăng nhanh
Xem thêm:  Vay tiền icloud không trả có bị đi tù không?

3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Mỗi giai đoạn của chu kỳ đều có những tác động nhất định đến một quốc gia: Tỷ lệ thất nghiệp, giá cả hàng hóa, mức lương, lãi tín dụng, chỉ số lạm phát… Và chu kỳ sẽ ảnh hưởng cụ thể như sau:

3.1. GDP

– Trong giai đoạn suy thoái, chỉ số GDP có thể giảm hoặc dừng lại

– Trong giai đoạn phục hồi, GDP có thể tăng trưởng trở lại.

Tuy nhiên GDP không phải là chỉ số duy nhất đánh giá sức khỏe của nền kinh tế, các yếu tố như việc làm, lạm phát… cũng cần được xem xét để đánh giá

3.2. Tỷ lệ thất nghiệp và tình hình sản xuất kinh doanh

4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp thấp, người lao động có nhiều tiền để chi tiêu, kéo theo tăng trưởng sản xuất hàng hóa. Từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô phát triển, tăng sự cạnh tranh trên thị trường.

Khi suy thoái kinh tế xảy ra, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ rõ rệt, sản xuất giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.

3.3. Lạm phát

Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa dịch vụ tăng trong một thời gian dài, đồng tiền trở nên mất giá trị. Nguyên nhân chủ yếu do cầu vượt quá cung hoặc do gia tăng lượng cung tiền lưu thông trong nền kinh tế.

Xem thêm:  Vay tiền bằng iphone có an toàn không?

Lạm phát cũng gây ra khủng hoảng kinh tế khi nó quá cao và không kiểm soát được. Khi lạm phát tăng, giá trị đồng tiền giảm, ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội.

Để kiểm soát tốt lạm phát, Ngân hàng Nhà nước thường áp dụng một số công cụ chính sách tiền tệ như điều chỉnh lãi suất thị trường, kiểm soát tỷ giá hối đoái, mua bán trái phiếu chính phủ… Điều này giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

3.4. Một số vấn đề kinh tế xã hội khác

Một số yếu tố khác trong chu kỳ như sự biến động của tỷ giá hối đoái, sự bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu… cũng ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế.

4. Chu kỳ kinh tế Việt Nam

Tại Việt Nam khủng hoảng kinh tế được xác định theo chu kỳ 10 năm 1 lần (chu kỳ kinh tế 10 năm). Giai đoạn suy thoái của kinh tế nước ta rơi vào những năm cuối của thập nhiên. Tuy nhiên đây là sự kiện suy thoái kinh tế ngẫu nhiên. Chu kỳ kinh tế Việt Nam thường bắt đầu bởi tâm lý đám đông và sự hưng phấn, ảnh hưởng giá trị GDP và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 1997 và 2008 là hai chu kỳ kinh tế Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất. Đây là hai giai đoạn suy thoái kinh tế lớn nhất của nước ta, diễn ra khi nền kinh tế Việt Nam còn khá yếu và chưa có sức đề kháng với những tác động bên ngoài.

Xem thêm:  Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cách nâng hạn mức thẻ tín dụng

Chu kỳ gần đây nhất có đáy từ năm 2019-2021. Năm 2022, nền kinh tế thế giới và nước ta bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, GDP tăng trưởng trở lại, lạm phát trong tầm kiểm soát cho thấy bức tranh kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực.

5. Những cách đầu tư hiệu quả theo chu kỳ

Đứng trước những giai đoạn khác nhau của chu kỳ tại Việt Nam, nhà đầu tư gặp vô vàn khó khăn. Rất nhiều cách đầu tư được đưa ra như cho vay, gửi tiết kiệm, tham gia bảo hiểm nhân thọ… Nhưng đâu mới là cách đầu tư an toàn và hiệu quả nhất?

5.1. Đầu tư vào lĩnh vực có sự ổn định

Ở giai đoạn suy thoái, đa số mọi hoạt động kinh tế đều đi xuống và đình trệ tuy nhiên một số lĩnh vực phục vụ nhu cầu cấp thiết và cơ bản của con người như nhu yếu phẩm, thực phẩm chăm sóc sức khỏe vẫn có mức tiêu thụ ổn định. Vì vậy khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn suy thoái, bạn có thể đầu tư vào các lĩnh vực này để đạt được hiệu quả và sự an toàn.

Còn khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, bạn có thể tận dụng sự tăng trưởng này để đầu tư các lĩnh vực như công nghệ, đồ điện tử, du lịch… góp phần tích lũy cho thời điểm khó khăn.

Chu kỳ kinh tế Việt Nam và cách đầu tư hiệu quả trong từng giai đoạn
Chu kỳ kinh tế Việt Nam và cách đầu tư hiệu quả trong từng giai đoạn

5.2. Đầu tư vào các khoản tiền an toàn

Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, đầu tư vào các khoản tiền an toàn như ngoại tệ mạnh, gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng… cũng là phương án đầu tư hiệu quả giúp bạn bảo vệ được tài sản của mình đồng thời gia tăng lợi nhuận.

Xem thêm:  Điều kiện và thủ tục vay tín chấp TPBank năm 2024

Khi chu kỳ đạt đỉnh, bạn có thể lựa chọn các cách đầu tư khác như cổ phiếu, các quỹ đầu tư… sẽ giúp bạn gặt hái được lợi nhuận cao hơn.

5.3. Đa dạng hóa đầu tư

“Không bỏ hết trứng vào cùng một giỏ”, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro, vì đây là điều khó tránh khỏi trong đầu tư. Hãy xem xét chuyển động của thị trường, phân tích biểu đồ chu kỳ để phân bổ nguồn tài chính hợp lý, từ đó mang lại lợi nhuận cao.

Trong thời kỳ suy thoái, đầu tư cần hướng đến sự an toàn và bền vững như gửi tiết kiệm, mua vàng, mua nhà đất… Còn trong thời kỳ nền kinh tế phục hồi và phát triển, các kênh đầu tư đem lại lợi nhuận trong thời gian ngắn thường được ưu tiên như: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…

5.4. Lập kế hoạch tài chính dài hạn và quản lý chi tiêu thông minh

Việc lập kế hoạch tài chính dài hạn giúp bạn nhìn nhận mục tiêu một cách rõ ràng, có cách quản lý chi tiêu và phân bổ tài chính hợp lý. Đặc biệt trong chu kỳ suy thoái, bạn cần cân nhắc các khoản chi phí không cần thiết, giảm thiểu nợ để tránh rủi ro và duy trì tài sản.

Tạm Kết

Chu kỳ kinh tế thế giới nói chung hay chu kỳ kinh tế Việt Nam nói riêng luôn có những biến động không ngừng, vì vậy nhà đầu tư cần linh hoạt xem xét các chuyển động của thị trường để có phương án đầu tư phù hợp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn chu kỳ kinh tế là gì và các tác động của chu kỳ lên đời sống kinh tế xã hội của người dân, doanh nghiệp từ đó xây dựng cho mình kế hoạch quản lý tài chính và chi tiêu hiệu quả, dù đứng trước giai đoạn nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *