Điểm tín dụng là gì? Những cách cải thiện điểm tín dụng hiệu quả

Bình chọn post

Điểm tín dụng là một chỉ số quan trọng dùng để thể hiện sức khỏe tài chính của những người đang sử dụng thẻ tín dụng. Đây là một chỉ số quan trọng mà các bạn đang sử dụng thẻ tín dụng cần quan tâm nếu muốn mở khoản vay mới hoặc nâng hạn mức tín dụng. Vậy cụ thể điểm tín dụng là gì? Làm thế nào để cải thiện điểm tín dụng tốt hơn? vaytiennhanhonline.com sẽ gửi đến các bạn những thông tin cần biết.

Thuật ngữ điểm tín dụng hay CIC có nghĩa là gì?

Điểm tín dụng hay CIC là một chỉ số có 3 chữ số, thường sẽ nằm trong khoảng từ 150 – 750. Chỉ số này dùng để thể hiện mức độ rủi ro tín dụng và khả năng người sử dụng thẻ thanh toán hóa đơn. Thông thường các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ dùng chỉ số này để xem xét và đưa ra quyết định có cho khách hàng mở tài khoản tín dụng tại tổ chức của mình hay không. Điểm tín dụng cũng quyết định lãi suất và đưa ra các điều khoản với khoản vay hoặc tài khoản tín dụng mà khách hàng muốn mở. 

Khái niệm điểm tín dụng CIC là gì?
Khái niệm điểm tín dụng CIC là gì?

Đặc điểm của điểm tín dụng là nó chia ra nhiều cấp độ nhằm phản ánh đời sống tài chính của người sử dụng thẻ, rằng liệu người sử dụng có đủ điều kiện thanh toán các khoản chi tiêu, các khoản vay tín dụng hay không. Người làm công tác mở tín dụng sẽ dựa trên các thang điểm để cân nhắc việc có cho khách hàng đó mở khoản vay tín dụng, mở thẻ tín dụng hay không. 

Điều này đồng nghĩa với việc nếu điểm tín dụng của bạn ở mức tốt, mức rủi ro thấp/trung bình thì các bạn sẽ dễ được duyệt các khoản này. Tương tự nếu điểm tín dụng ở mức thấp sẽ bị cho là rủi ro cao và không được chấp thuận. Chính vì vậy mà những ai đang sử dụng thẻ tín dụng hoặc có khoản vay tín dụng cần quan tâm đến điểm tín dụng để tránh rơi vào mức rủi ro cao, ảnh hưởng đến việc xét vay các khoản vay hoặc mở thẻ tín dụng sau này.

Xem thêm:  Công ty tài chính Lotte Finance là gì, của ngân hàng nào?

Các cấp độ CIC và mức rủi ro tương ứng như sau:

  • Mức 150 – 321: Nếu điểm CIC ở mức này khách hàng sẽ bị xếp vào nhóm rủi ro rất cao và sẽ không đủ điều kiện vay.
  • Mức 322 – 430: Điểm CIC ở mức này, người dùng không đủ khả năng trả nợ
  • Mức 431 – 569: Mức rủi ro trung bình, người dùng đủ điều kiện vay vốn nhưng sẽ vay ở mức lãi suất cao
  • Mức 570 – 679: Mức độ rủi ro thấp, người dùng trả nợ đúng hạn, có đủ điều kiện được duyệt vay vốn với lãi suất thấp.
  • Mức độ 680 – 750: Mức độ rủi ro ở mức rất thấp, đây là những khách hàng có điểm tín dụng đẹp nên sẽ được duyệt vay vốn với mức lãi suất thấp và hạn mức sử dụng cao.

Điểm tín dụng thấp là gì? Trường hợp khách hàng nợ tín dụng quá hạn trả từ 90 ngày trở lên sẽ có điểm tín dụng dưới 300 và bị xếp vào nhóm nợ xấu, không có khả năng chi trả. Nếu các bạn nằm trong nhóm này sẽ không được bất cứ tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nào xét duyệt khoản vay mới. Trừ trường hợp, khách hàng có đủ điều kiện để tất toán khoản vay nợ quá hạn thì điểm tín dụng mới được cải thiện. Chính vì vậy, hãy đảm bảo việc thanh toán các khoản vay tín dụng đúng hạn để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC.

Để biết hiện tại điểm tín dụng CIC của mình là bao nhiêu, các bạn có thể liên hệ vaytiennhanhonline.com để được hỗ trợ, cam kết trả kết quả sớm nhất.

Xem thêm:  Thủ tục vay tín chấp VietBank theo lương năm 2024
Điểm tín dụng CIC chia thành nhiều mức tương đương mức độ rủi ro
Điểm tín dụng CIC chia thành nhiều mức tương đương mức độ rủi ro

Điểm tín dụng được tính dựa trên những yếu tố nào?

Sau khi nắm rõ bản chất của điểm tín dụng CIC là gì, các bạn nên biết nó được tính dựa trên những yếu tố nào. Bởi đây cũng là những yếu tố các bạn nên cải thiện để có điểm CIC đẹp.

  • Lịch sử thanh toán các khoản nợ tín dụng trước đó  Đây là yếu tố quan trọng nhất, chiếm đến 35% của CIC. Khi các bạn đi vay nợ thì điều quan trọng nhất là thanh toán đúng hạn các khoản vay. Việc này sẽ giúp các bạn có lịch sử tín dụng đẹp. Vì vậy, để có điểm tín dụng CIC cao, người dùng thẻ tín dụng hoặc mở các khoản vay cần thanh toán đúng hạn để tạo lợi thế nếu muốn vay tiếp trong tương lai.
  • Số lượng khoản nợ tín dụng tính đến thời điểm đi vay: Yếu tố này chiếm 30%, các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ nắm được tổng số nợ của tất cả các khoản vay tín dụng mà khách hàng đang phải trả ở thời điểm hiện tại. Nếu con số này chỉ ở mức trung bình thì khả năng xét duyệt hồ sơ vay của khách hàng mới cao. 
  • Thời gian sử dụng tài khoản tín dụng: Yếu tố này chiếm 15% tổng điểm CIC. Khách hàng nào có thời gian duy trì hoạt động của thẻ tín dụng càng lâu thì chỉ số này càng cao. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng đánh giá rất cao những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng lâu năm vì họ sẽ đánh giá được rõ hơn lịch sử tín dụng. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng có điều kiện mở thẻ tín dụng là người dùng phải sử dụng thẻ tín dụng (có thể là của ngân hàng khác) trong thời gian ít nhất 6 tháng.
  • Loại tín dụng tham gia: Yếu tố này chiếm khoảng 10%, được tiến hành xem xét tất cả các khoản vay tín dụng của khách hàng đang có để biết được đó là vay tín chấp, vay thế chấp hay sử dụng thẻ tín dụng.
  • Xem xét tài khoản tín dụng mới: Các tổ chức tín dụng sẽ xem xét các khoản vay mới của bạn. Càng mở quá nhiều khoản vay thì điểm tín dụng càng thấp đi.
Xem thêm:  Vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND hỗ trợ nợ xấu uy tín
Các yếu tố tạo nên điểm tín dụng CIC là gì?
Các yếu tố tạo nên điểm tín dụng CIC là gì?

Nằm lòng những bí quyết này để cải thiện điểm tín dụng CIC

Sau khi đã biết được những yếu tố tạo nên điểm tín dụng CIC là gì, nếu muốn cải thiện điểm, các bạn chỉ cần lưu ý cải thiện các yếu tố đó.

Những bí quyết giúp bạn nâng điểm tín dụng CIC
Những bí quyết giúp bạn nâng điểm tín dụng CIC

Một số lời khuyên dành cho các bạn có CIC thấp như sau:

  • Ghi nhớ thời điểm thanh toán dư nợ và thanh toán đúng hạn: Thông thường sau khi tiến hành sao kê tín dụng hàng tháng thì các tổ chức tín dụng sẽ gửi thông báo đến khách hàng thông qua tin nhắn, qua ứng dụng hoặc gmail. Các bạn nên lưu ý ngày thanh toán dư nợ tín dụng và thanh toán đúng hạn để không bị phạt trễ hạn, tính phí phạt và tính lãi. Nếu không có đủ điều kiện để thanh toán toàn bộ dư nợ, các bạn có thể thanh toán số tiền tối thiểu để tránh phát sinh lãi hoặc chuyển đổi trả góp để thanh toán nhiều lần.
  • Tránh mở tín dụng ở quá nhiều bên khác nhau: Điều này dễ khiến các bạn gặp rủi ro về việc thanh toán dư nợ. Thông thường khi có quan hệ tín dụng với từ 3 tổ chức trở lên thì các ngân hàng sẽ khó để duyệt hồ sơ mở mới của các bạn hơn. Lời khuyên là hãy cố gắng tất toán nợ tín dụng nếu có thể và chỉ nên có 3 khoản vay tín dụng khác nhau.
  • Không đứng tên làm hồ sơ vay tín dụng cho người khác: Đây là một việc làm mang tính rủi ro cao. Nếu người mượn tên vay tín dụng không thanh toán dư nợ đúng hạn thì người đứng tên vay sẽ bị chịu nợ xấu, giảm điểm CIC và rất khó để có thể vay được lần sau.
  • Đánh giá khả năng chi trả dư nợ trước khi quyết định mở thẻ tín dụng: Hãy xem xét xem bản thân có khả năng chi trả dư nợ tín dụng đúng hạn hay không. Tránh việc mở thẻ tín dụng tràn lan khi không thực sự cần thiết. Bởi nếu không có khả năng chi trả đúng hạn thì các bạn có thể dính vào nợ xấu, bị mất uy tín trước các tổ chức tín dụng.
  • Không nên hủy thẻ tín dụng khi thời gian hoạt động ít hơn 6 tháng: Rất nhiều khách hàng mở thẻ tín dụng tràn lan sau đó không sử dụng đến và yêu cầu tổ chức tín dụng hủy thẻ khi thời gian sử dụng dưới 6 tháng. Điều này nghe có vẻ rất bình thường vì không dùng thì hủy đi. Tuy nhiên, việc làm này lại ảnh hưởng đến điểm tín dụng CIC của khách hàng. Chính vì vậy, chỉ nên mở thẻ và sử dụng khi thật sự cần thiết.
Xem thêm:  Vay tiền icloud không trả có bị đi tù không?

Tạm Kết

Trên đây, bài viết đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu điểm tín dụng CIC là gì và một số tips hay giúp các bạn cải thiện điểm CIC. Hiện nay các ngân hàng và các công ty tài chính đều có dịch vụ cho vay tín dụng thế chấp, tín chấp và mở thẻ tín dụng. Hãy là người tiêu dùng thông minh, xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định chọn dịch vụ nào để tránh những rủi ro về sau. Cần tư vấn thông tin, tra điểm tín dụng CIC hoặc mở khoản vay tín dụng, liên hệ ngay vay tiền icloud để được hỗ trợ sớm nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *