Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cách nâng hạn mức thẻ tín dụng

Bình chọn post

Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Chắc chắn là thắc mắc của những ai lần đầu tiên sử dụng thẻ tín dụng. Để giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, vay tiền icloud sẽ thông tin đến các bạn về những điều cần biết về hạn mức tín dụng, hướng dẫn cách nâng hạn mức khoản vay tín dụng thông qua bài viết này!

Khái niệm hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tiếng dụng, trong tiếng Anh là Line of Credit, là thuật ngữ dùng để chỉ hạn mức cho vay tối đa mà một tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng của mình. Cũng có thể hiểu đây là số dư nợ cho vay hoặc dư nợ tối đa tại thời điểm mà tổ chức tín dụng cấp. Thông thường thời điểm này sẽ là cuối một quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của tổ chức đó.

Hiện nay, khái niệm hạn mức tín dụng được sử dụng rộng rãi và được những người mở khoản vay tín dụng biết đến nhiều. Cũng bởi hiện nay số lượng người sử dụng thẻ tín dụng tiêu trước trả sau hay mở khoản vay tín dụng ngày một tăng nhờ sự tiện dụng của nó. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ là tổ chức tín dụng và khách hàng thì hạn mức tín dụng lại có ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

  • Về phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng: Hạn mức tín dụng là công cụ thực thi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Mục đích là hạn chế dư nợ tín dụng tối đa của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế.
  • Về phía khách hàng: Hạn mức tín dụng được quy định cụ thể bên trong hợp đồng tín dụng. Con số này được quyết định dựa trên việc xem xét các hình thức vay, mục đích sử dụng, tài sản đảm bảo, khả năng chi trả,…Nếu ngân hàng giải ngân đủ số tiền khách hàng mong muốn vay thì khách hàng sẽ có đủ tài chính cho mục đích sử dụng của mình.
Xem thêm:  Điểm tín dụng là gì? Những cách cải thiện điểm tín dụng hiệu quả
Khái niệm hạn mức tín dụng
Khái niệm hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng có những loại nào? 

Hiện nay, hạn mức tín dụng phân thành hạn mức tín dụng theo thời điểm và theo loại hình vay, cụ thể:

Phân loại hạn mức tín dụng theo thời điểm

Loại hạn mức tín dụng này lại được chia thành hai loại:

  • Hạn mức tín dụng cuối kỳ: Dùng để chỉ số dư nợ cho vay tối đa theo kế hoạch vào ngày cuối kỳ mà số dư nợ cho vay thực tế không được vượt quá con số này.
  • Hạn mức tín dụng trung kỳ: Là loại hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kỳ. Trong trường hợp đơn vị vay vốn có hoạt động kinh doanh không đều đặn. Điều này dẫn đến đơn vị vay vốn có nhu cầu vay vượt quá hạn mức tín dụng cuối kỳ. Khi đó, hạn mức cho vay trung kỳ là mức chênh lệch giữa số dư nợ cho vay cao nhất trong kỳ với hạn mức cho vay cuối kỳ. Trường hợp này số dư nợ bổ sung phải được hoàn trả ngay trong kỳ đó để đảm bảo số dư nợ thực tế cuối kỳ đúng theo hạn mức tín dụng cuối kỳ đã quy định.

Phân loại theo loại hình vay

Phân loại hạn mức tín dụng theo loại hình vay cũng được chia thành 2 loại:

  • Hạn mức khoản vay: Là số tiền ngân hàng cho vay tối đa với một khoản vay. Số tiền này sẽ được giải ngân trong một lần hoặc theo tiến độ sử dụng vốn.
  • Hạn mức thẻ tín dụng: Là số tiền tối đa mà chủ sở hữu thẻ tín dụng được chi tiêu trên tất cả các kênh thanh toán: thanh toán trực tiếp qua thẻ, tiền mặt. Số tiền này được cấp nhiều lần trong tháng tùy vào nhu cầu chi tiêu của chủ thể nhưng không được vượt quá hạn mức.
Xem thêm:  Báo cáo tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức chi tiết nhất

Những trường hợp nào được cấp hạn mức tín dụng?

Mỗi ngân hàng sẽ có điều kiện cấp hạn mức tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một vài điểm chung như sau: 

  • Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên, tính từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc có xác nhận của địa phương, thời gian hoạt động thực tế từ 12 tháng trở lên.
  • Ngành nghề kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với mục đích vay vốn.
  • Phương án kinh doanh phải có tính khả thu, chứng minh năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có tài sản đảm bảo cho khoản vay.
  • Doanh nghiệp không nằm trong danh sách nợ xấu của các ngân hàng hay tổ chức tín dụng.
Điều kiện để được thay đổi hạn mức tín dụng
Điều kiện để được thay đổi hạn mức tín dụng

Hướng dẫn các bước thay đổi hạn mức tín dụng 

Nếu các bạn đang mong muốn thay đổi hạn mức tín dụng của mình thì hãy tham khảo kỹ những hướng dẫn sau đây của vaytiennhanhonline.com

Điều kiện để thay đổi hạn mức tín dụng

Để có thể nâng hạn mức tín dụng, khách hàng cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Thu nhập: Khách hàng cần chứng minh thu nhập hiện đại của mình cao hơn hoặc thấp hơn mức thu nhập tại thời điểm đăng ký phát hành thẻ tín dụng để được phía ngân hàng chấp thuận tăng hoặc giảm hạn mức. Hoặc khách hàng cần phải chứng minh tài sản đảm bảo với ngân hàng là nhiều hơn hoặc ít hơn so với thời điểm đăng ký mở thẻ.
  • Lịch sử tín dụng: Cần đảm bảo thực hiện đúng thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn, sử dụng thẻ đúng với mục đích, hạn chế việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, kiểm soát số lượng thẻ tín dụng đồng sở hữu trong cùng một ngân hàng, quản lý chi tiêu hợp lý và hạn chế việc phát sinh nợ mới.
Xem thêm:  4+ địa chỉ cầm đồ máy ảnh online uy tín với lãi suất thấp

Hướng dẫn thủ tục thay đổi hạn mức tín dụng

Để thực hiện thay đổi hạn mức tín dụng, khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng: Có thể đến các quầy giao dịch ngân hàng hoặc lên website của ngân hàng để xin biểu mẫu.
  • Bản sao hợp đồng lao động gần nhất
  • Sao kê bảng lương trong ba tháng gần nhất, có xác nhận của ngân hàng

Dựa vào những thông tin trong ba loại giấy tờ trên, phía ngân hàng sẽ xét duyệt có nâng hạn mức mới cho khách hàng hay không. Trường hợp, khách hàng mở thẻ tín dụng bằng hình thức ký quỹ, cần mang thêm số tiền ký quỹ và thực hiện theo hướng dẫn.

Thủ tục thay đổi hạn mức tín dụng
Thủ tục thay đổi hạn mức tín dụng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, khách hàng ra các chi nhánh của ngân hàng và thực hiện theo các bước sau: 

  • Xuất trình giấy tờ tùy thân cho giao dịch viên và bày tỏ mong muốn thay đổi hạn mức tín dụng.
  • Sau khi giấy tờ được phía ngân hàng tiếp nhận, chờ thẩm định trong khoảng 2-3 tuần theo quy định của từng ngân hàng và nhận kết quả.

Trên đây, chovaytien.net đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu về hạn mức tín dụng là gì và cách để thay đổi hạn mức. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ xung quanh vấn đề này, mở khoản vay tín dụng,…các bạn hãy liên hệ vaytiennhanhonline.com để được giải đáp miễn phí.

Xem thêm:  Ngân hàng số là gì? Những ưu điểm khi sử dụng ngân hàng số

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *