Khi vay thế chấp tại ngân hàng, trong hợp đồng được ký kết giữa 2 bên sẽ có những điều khoản liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo. Khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền sử dụng phương pháp phát mại tài sản để thu hồi nợ.
Vậy phát mại tài sản là gì? Khi nào thì bên vay bị ngân hàng phát mại tài sản thế chấp? Mời các bạn cùng Web cho vay tiền tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Phát Mại Tài Sản Là Gì?
Phát mại tài sản là quá trình mà ngân hàng hoặc đơn vị đứng ra cho bạn vay vốn công bố và bán tài sản đảm bảo của bạn công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà bạn không có khả năng chi trả. Tài sản phát mại có thể là tài sản động sản hoặc bất động sản.
Ví dụ: Trường hợp bạn là doanh nghiệp vay thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng để đầu tư nhưng kinh doanh thất bát, vỡ nợ, doanh nghiệp phá sản, không có đủ khả năng chi trả để thanh toán khoản vay cho ngân hàng.
Khi đó, ngân hàng sẽ buộc phải mang tài sản của bạn thế chấp đi phát mãi công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ. Sau khi đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thanh toán khoản nợ, phần tài sản còn lại sẽ được trao trả cho bạn. Trường hợp là công ty cổ phần thì phần còn lại của tài sản sẽ chia cho các cổ đông theo tỉ lệ cổ phần mà mỗi cổ đông nắm giữ.
Ngân Hàng Có Quyền Phát Mại Tài Sản Thế Chấp Không?
Như đã nói ở mở bài, trong các hợp đồng thế chấp, ngân hàng và bên thế chấp sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo, nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại.
- Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định.
- Nếu trong trường hợp bên vay không tự nguyện bàn giao tài sản. Để đảm bảo an toàn pháp lý, tránh rủi ro một số ngân hàng thương mại đã chọn phương án khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.
Như vậy, ngân hàng hoàn toàn được quyền phát mại hoặc đấu giá tài sản theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã giao kết.
Khi Nào Ngân Hàng Phát Mại Tài Sản Thế Chấp?
Ngân hàng được phát mại tài sản thế chấp khi người vay theo hình thức thế chấp tài sản nhưng không thể thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo như hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay. Ngân hàng có quyền xử lý các tài sản thế chấp dựa theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015.
Nếu ngân hàng và người vay thế chấp có thể thỏa thuận đi tới thống nhất, lúc này tài sản bảo đảm có thể được ngân hàng giải quyết theo các phương án sau:
- Mang tài sản ra đấu giá.
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.
- Bên nhận bảo đảm tự tiếp nhận chính tài sản bảo đảm.
- Các phương thức khác.
Nếu 2 bên không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên. Thì tiến hành bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp có quy định của pháp luật khác. Người vay thế chấp tài sản sẽ không có quyền định đoạt tài sản thế chấp của mình nếu như:
- Vi phạm nghĩa vụ vay
- Không thực hiện nghĩa vụ vay
- Thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ vay.
Quy Trình Phát Mại Tài Sản Thế Chấp Tại Ngân Hàng
Theo quy định, quy trình phát mại tài sản phải được thực hiện minh bạch, công khai, rõ ràng, quá trình này phải đảm bảo được tính khách quan, tất cả mọi người đều được biết nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên tham gia giao dịch.
Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan, tham gia vào quá trình phát mại tài sản yêu cầu phải đảm bảo phù hợp, đáp ứng các quy định, trình tự thủ tục phát mãi theo như Luật đất đai (nếu tài sản phát mại là đất đai), Luật đấu giá tài sản cùng các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Các bước của thủ tục phát mại tài sản bao gồm như sau:
Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản phát mãi
Người có trách nhiệm việc xử lý tài sản sẽ tiến hành ra thông báo bằng văn bản, giấy tờ về việc giải quyết, xử lý tài sản bảo đảm, văn bản này sẽ được gửi cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm.
Thông tin địa điểm của các bên sẽ được lấy từ cơ sở lưu trữ của các cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ được gửi trước khi giao dịch việc xử lý tài sản và bao gồm các nội dung:
- Lý do tài sản bảo đảm bị mang ra xử lý.
- Thông tin mô tả cụ thể về tài sản bảo đảm.
- Các nghĩa vụ được bảo đảm.
- Thông tin chi tiết về địa điểm, thời gian, phương thức tiến hành việc xử lý.
Bước 2: Định giá tài sản
Nếu có thỏa thuận trước thì tài sản sẽ định giá theo thỏa thuận. Ngược lại, tổ chức định giá trị tài sản sẽ tiến hành định giá tài sản hoặc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm tài sản có thể tự thỏa thuận để đưa ra mức định giá cụ thể.
Tuy nhiên, quá trình định giá tài sản này phải đảm bảo được 2 yếu tố đó là tính khách hàng và tương ứng, phù hợp với mức giá trên thị trường.
Bước 3: Bán tài sản
Nếu trước khi xử lý tài sản, bên vay có thể thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ vay và thanh toán trả nợ, chi trả các khoản chi phí phát sinh từ khoản vay của mình thì có thể nhận lại tài sản bảo đảm. Ngoại trừ những trường hợp pháp luật quy định khác về thời điểm nhận lại tài sản bảo đảm trước khi tiến hành việc xử lý.
Tài sản bảo đảm sẽ được tổ chức đấu giá mang ra để tham gia đấu giá hay bán đấu giá. Trong trường hợp các bên không có bất kỳ thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm. Hoặc trường hợp nghĩa vụ vay không được bên vay thực hiện đúng và đủ.
Khoản tiền tổ chức đấu giá thu được từ việc bán đấu giá tài sản sẽ chi trả cho chủ sở hữu tài sản đấu giá trước, ngoại trừ những trường hợp có thỏa thuận khác với những nội dung:
- Tên tài sản đấu giá và địa chỉ có tài sản đấu giá.
- Tên và địa chỉ của tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá (chủ sở hữu tài sản đấu giá).
- Thời gian, địa điểm diễn ra việc bán đấu giá.
- Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia đấu giá tài sản.
- Điều kiện và cách thức đăng ký tham gia đấu giá tài sản.
- Mức giá khởi điểm đấu giá tài sản (nếu công khai giá khởi điểm), tiền đặt trước cho tài sản đấu giá.
Bước 4: Thanh toán khoản tiền thu được từ việc xử lý phát mãi tài sản
Khi đã phát mại tài sản thành công, số tiền thu được sẽ dùng để chi trả các khoản chi phí như:
- Phí bảo quản hồ sơ
- Phí thu giữ và xử lý tài sản,…
- Số tiền còn lại sẽ được các bên thanh toán theo thứ tự thanh toán dựa theo quy định, thỏa thuận hoặc pháp luật.
Trong trường hợp khoản tiền thu được từ việc phát mại tài sản sau khi đã thanh toán hết các khoản chi phí thu giữ, bảo quản hồ sơ,… nhỏ hơn giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Thì phần nghĩa vụ còn lại chưa được thanh toán sẽ được coi là nghĩa vụ không có bảo đảm.
Như vậy, các bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi tiến hành xử lý phát mại quyền sử dụng tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bổ sung thêm tài sản bảo đảm. Nếu trường hợp số tiền thu được từ việc phát mại tài sản sau khi đã trừ hết các khoản chi phí lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì khoản tiền còn lại sẽ được trao trả cho người có tài sản.
Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế sở hữu sau khi tài sản đảm bảo được xử lý
Nếu muốn chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo thì dựa theo quy định của pháp luật bắt buộc phải bằng văn bản hợp pháp của chủ sở hữu chấp thuận việc này.
Có thể sử dụng hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản đảm bảo để thay thế cho hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản/người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm.
Sau khi đã thực hiện xong các thủ tục chuyển trên thì văn phòng đăng ký đất đai cấp có thẩm quyền pháp lý sẽ tiến hành cấp cho người nhận chuyển sở hữu và quyền sử dụng tài sản giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo hợp pháp đúng theo quy định.
Các Phương Thức Phát Mại Tài Sản Của Ngân Hàng Hiện Nay
Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp tài sản thì ngân hàng sẽ thi hành phát mại tài sản thế chấp thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:
Bán Đấu Giá
Theo quy định thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Nếu căn cứ quy định của Luật đấu giá tài sản thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.”
Bên Nhận Bảo Đảm Tự Bán Tài Sản
Trường hợp trong giao dịch bảo đảm có thỏa thuận hoặc được bên bảo đảm đồng ý thì bên nhận bảo đảm có thể tự bán tài sản để bù đắp lại giá trị nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện.
Bên Nhận Bảo Đảm Nhận Tài Sản
Thông thường khi xác lập biện pháp bảo đảm thì giá trị của tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, cho nên các bên có thể thỏa thuận bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán lại cho bên bảo đảm và ngược lại.
Phương Thức Khác
Đây có thể là phương thức luật dự phòng và cho phép các bên thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Cách Để Tránh Bị Ngân Hàng Phát Mại Tài Sản
Để không rơi vào trường hợp bị phát mại tài sản, người vay vốn cần thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng với bên ngân hàng.
Thanh toán dư nợ gốc, lãi và phí phát sinh nếu có đúng ngày, không để quá hạn nên nợ chú ý, nợ xấu và bắt buộc bị phát mại tài sản.
Tổng Kết
Như vậy, phát mại tài sản là quá trình ngân hàng công bố bán tài sản bảo đảo công khai theo pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà bạn không có khả năng chi trả đúng hạn trong hợp đồng thế chấp.
Hy vọng đến đây các bạn đã hiểu phát mại tài sản là gì? Cũng như quy trình phát mại tài sản để khi gặp trường hợp này, các bạn có những thông tin cơ bản nhất.